Các quy tắc an toàn trong hàn điện

1.1 An toàn về điện

Khi hàn hồ quang, tất cả các bộ phận bằng kim loại trong mỏ hàn và mạch điện của máy đều có điện và rất nguy hiểm. Do đó, để đảm bảo an toàn về điện cần thực hiện đúng các yêu cầu sau:
– Không được chạm vào các phần dẫn điện
– Sử dụng bảo hộ lao động và gang tay khô, không bị rách, thủng.
– Vỏ máy và bàn hàn cần được nối đất
– Phải ngắt các công tắc nguồn điện trươc khi tiến hàn tháo lắp các bộ phận của mỏ hàn và khi sửa chữa bảo dưỡng máy hàn
– Cần lắp đặt máy và nối tiếp đất tuân thủ theo sách hướng dãn sử dụng mấy và theo các tiêu chuẩn quy định của nghề
– Máy phải có đầy đủ các biểu hiện và vỏ máy
– Không sử dụng cáp điện bị gãy, đứt, hỏng lớp cách điện, dây nhỏ hơn kích cỡ cho phép
– Không chạm và điện cực và bất cứ phần kim loại nào khi công tắc power bật on.
– Không được quấn dây cáp điên quanh ngườii
– Phải tắt công tắc power khi dừng làm việc

Xem thêm: http://mayhanmig.vn/dung-cu-nghe-han-va-cac-yeu-cau/

1.2 An toàn đối với tia hồ quang, kim loại bắn tóe và tiếng ồn

Trong quá tình hàn phát sinh tia hồ quang với nhiệt lượng lớn và các tia bứa xa có thể gây hai cho mắt và da người. Tiếng ồn trong quá trình làm việc có thể gây hại cho tai. Do đó, để đảm bảo an toàn đối với tia hồ quang, kim loại bắn tóe và tiếng ồng cần thực hiện đúng các yêu cầu sau:
– Đeo mặt nạ hoạc đội mũ hàn có kính lọc ánh sang để tránh gây hại cho da mặt và mắt khi hàn hoặc quan sát vùng hàn
– Đeo kính bảo hộ theo đúng chủng loại quy trình và nên được che hai bên mắt
– Sử dụng các tấm màn che hoặc các tấm chắn để tránh ảnh hưởng của tia sang hồ qwuang cho những người xung quanh khi nhìn vào hồ quang
– Quần áo bảo hộ, giày bảo hộ và gang tay phải được làm từ vật liệu bền, chống cháy.
– Sử dụng nút bịt tai hoặc giảm thanh nếu tiếng ống quá lớn. khi đục, mài có thể làm cho các mạt, phôi kim loại văng ra bắn vào người hoặc khi mối hàn nguội xỉ hàn có thể bong và bắn vào người.

Xem thêm: http://mayhanmig.vn/hien-tuong-thoi-lech-ho-quang-va-cach-khac-phuc/

1.3 an toàn về cháy nổ

trong khi hàn tia lữa điện và kim loại lỏng bắn tóe sinh ra khi hàn hồ quang. Tia lữa điện, kim loại lỏng bắn tóe, vật hàn nóng và thiết bị nóng là nguyên nhân gây cháy nổ. sự tiếp xúc giữa điện cực hoặc dây hàn với bề mặt vật hàn gây ra tia lữa điện, nhiệt cao hoặc lửa. do đó, để đảm bảo an toàn về cháy nổ cần thực hiện đúng các yêu cầu sau:
– tránh tia lửa điện hoặc kim loại nóng bắn vào người và các vật dụng khác.
– Không được hàn ở những nơi có vật liệu dễ bắt cháy
– Phải di chuyển các vật liệu dễ cháy xa nơi hàn ít nhất 10 mét. Nếu không thể được thì cần phải che phủ chúng thật chắn chắn, cẩn thận
– Cần cảnh giác với tia lữa điện và kim loại nóng có thể dễ dàng lọt qua các khe nhỏ và lan rộng ra các vùng xunh quanh
– Cần chú ý về hỏa hoạn có thể xảy ra, luôn luôn phải có bình cứu hoản ở nơi làm việc
– Cần nhân thức được sự nguy hiểm khi hàn ở trên trần, sàn nhà, vách ngăn có thể bốc cháy do lửa cháy ngầm

>>> Máy hàn mig HK MIG 250 – Máy hàn điện tử Hồng Ký

1.4 An toàn đối với khói hàn và khí hàn

Khi hàn hồ quang sẽ sinh ra khói và khí hàn. Khi hít ngửi các khói và khí này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. do đó cần chú ý:
– Khi hàn giữ cho đầu người thợ ở ngoài vùng khói hàn. Không nên hít ngửi khói hàn
– Khu vực làm việc cần được thông gió hoặc dùng các thiết bị hút lọc khí để loại bỏ khói và khí hàn
– Nếu thông gió không tốt, cần phải sử dụng bình thở theo đúng quy định
– Đọc các văn bản về an toàn khi sử dụng các vật liệu và hướng dẫn sử dụng các vật liệu kim loại, vật tư, vệ sinh và bảo quản.

1.5 An toàn khi sử dụng chai khí

Chai khí bảo vệ chứ khí với áp suất lớn, nếu bị hỏng có thể gây nỏ. Vì vậy, cần phải cần thận xử lý bất cứ một chi tiết nào của chai khi hàn.
– Phải sử dụng đúng loại chai khí, đồng hồ đo, ống dẫn được thiết kế riêng biệt cho từng loại khí bảo vệ
– Tránh cho các chai khí áp suất cao bị quá nóng. Va chạm mạnh và phát sinh tia lửa
– Cần giữ cho các chai khí ở vị trí đứng và dùng dây xích buộc cố định chai khí trên xe đẩy hoặc trên giá đỡ để tránh chai khí bị rơi đổ.
– Cần giữ cho các chai khí không chạm vào mạch điện hàn hoặc các mạch điện khác.
– Nghiêm cấm không được chạm điện cực hàn vào chai khí

1.6 An toàn với các bộ phận quay

Tai nan có thể xảy ra nếu như: tay, tóc, quần áo đặt ở gần quạt gió hoặc bộ phận con lăn đẩy dây. Do đó cần chú ý:
– Không được sử dụng các thiết bị hàn nếu như vỏ máy bị tháo bỏ
– Trong trường hợp vỏ máy bị tháo dỡ để kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa cần được thực hiện bỏi người có chuyên môn và có kinh nghiệm.a
– Không được để tay, tóc quần áo ở gần quạt gió hoặc con lăn đẩy dây

1.7 An toàn khi lắp đặt thiết bị

Nếu máy bị rơi hoặc đổ có thể gây nguy hiểm. do đó cần chú ý:
– Khi lắp đặt máy, sử dụng các bu long nâng nguồn điện hàn
– Nguồn điện hàn và bộ phận đẩy dây phải được đặt trên nền phẳng
– Không được kép ngang máy có nối cáp điện và ống dẫn khí trên nền xưởng khi xếp đặt
– Không được bấm công tắt mỏ hàn khi chưa được hướng dẫn sử dụng
– Không được chĩa mỏ hàn vào bất cứ bộ phận nào của cơ thể hoặc chỉa và người khác khi lắp dây hàn.